Phân tích mô hình hoạt động Gitcoin (GTC)

AdminTháng bảy 31, 2022
41 lượt xem
Gitcoin hoạt động như thế nào? Public goods là gì và tại sao Gitcoin quan tâm tới public goods? Cùng tìm hiểu chi tiết về mô hình hoạt động của Gitcoin.

Ethereum là hệ sinh thái đi lên nhờ cộng đồng nhà phát triển đông đảo và sáng tạo, một trong những yếu tố đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng là publics good. Đây là những sản phẩm open-source ai cũng có thể tiếp cận, từ đó tận dụng và phát triển lên các sản phẩm sáng tạo khác. Vậy làm thế nào để những dự án như vậy có tiền duy trì? Gitcoin là dự án giải quyết vấn đề này. Cùng tìm hiểu mô hình hoạt động Gitcoin trong bài viết hôm nay.

Kiến thức trọng tâm:

  • Gitcoin là nền tảng dành cho việc phát triển các sản phẩm public good
  • Cơ chế biểu tượng của Gitcoin là Gitcoin Grants và công thức quadratic funding
  • GTC token chỉ xuất hiện trong các hoạt động quản trị và không mang giá trị kinh tế

Tổng quan về Gitcoin

Khái niệm

Gitcoin là nền tảng tiền thưởng mã nguồn mở hoạt động dựa trên blockchain để kết nối các dự án độc lập và nhà tài trợ, giúp các nhà phát triển mã nguồn mở nhận được thù lao cho những đóng góp từ sản phẩm của họ. Mục tiêu cuối cùng của Gitcoin là phát triển cộng đồng nguồn mở bằng cách làm cho các cơ chế được khuyến khích hoạt động tốt hơn.

Gitcoin là một trong những dự án đầu tiên quan tâm tới tầm quan trọng của public good trong cộng đồng. Chính vì vậy, dự án cung cấp một vài cơ chế để hỗ trợ việc xây dựng và gọi vốn cho các sản phẩm public good.

Gitcoin ban đầu được hình thành như một tập đoàn, nhưng sau đó đã dần chuyển mình thành một DAO

. Cho đến nay, Gitcoin đã trao thưởng hơn 65 triệu USD, hỗ trợ hơn 2.000 dự án và giúp đỡ hơn 300.000 nhà phát triển tích cực. Những con số này là khá ấn tượng, tuy nhiên vẫn chưa là gì so với nhu cầu về phần mềm nguồn mở và public good trong lĩnh vực công nghệ – kĩ thuật số.

Gitcoin nổi tiếng nhất với các vòng Gitcoin Grant được tổ chức hằng quý (chiếm 45/65 triệu USD được donate từ Gitcoin). Mới đây, Gitcoin vừa hoàn thành Grants Round 14 với tổng giá trị trao thưởng 5 triệu USD được chia cho hơn 1250 grants nhờ sự đóng góp của hơn 44,000 thành viên cộng đồng.

Gitcoin đã ngày càng phát triển và dần thành một biểu tượng về việc xây dựng cộng đồng Web3, nhiều dự án đã lấy Gitcoin làm tiêu chí đánh giá độ nhiệt tình của người dùng dành cho dự án và retroactive cho người dùng đã từng donate trên Gitcoin. (Optimism, Badger DAO, Furucombo…).

Public good là gì?

Để hiểu về mục đích hoạt động của Gitcoin, đầu tiên cần phải hiểu public good là gì.

Theo kinh tế học, các loại hàng được chia thành 4 loại cơ sở dựa trên 2 đặc tính:

  • Tính cạnh tranh (rivalry): Một cá nhân sử dụng hàng hoá làm ảnh hưởng đến giá trị và tính có thể sử dụng của nó đối với cá nhân khác.
  • Tính loại trừ (excludability): Có thể ngăn cản mọi người hưởng giá trị sử dụng của hàng hoá.

Từ 2 thuộc tính cơ bản trên các loại hàng hoá được chia thành 4 loại, hiểu rõ các loại hàng hoá này sẽ giúp hiểu rõ đặc tính của public good.

Private good (hàng hoá tư nhân):

  • Là loại hàng hoá được nghĩ tới đầu tiên khi nói về hàng hoá, loại hàng hoá này vừa mang tính loại trừ vừa mang tính cạnh tranh.
  • Đây không phải một loại hàng hoá miễn phí, người dùng bắt buộc phải bỏ tiền nếu muốn tiêu thụ loại hàng hoá này, việc một cá nhân tiêu thụ sẽ ảnh hưởng tới cá nhân khác không thể thực hiện điều này.
  • Ví dụ: Thực phẩm, quần áo, ô tô, điện thoại di động, giày dép, quần áo…

Club good (hàng hoá nhóm hay còn gọi là hàng hoá có thể tắc nghẽn):

  • Là loại hàng hoá có tính loại trừ nhưng không có tính cạnh tranh.
  • Tức là giá trị sử dụng của tài sản giảm khi số lượng người sử dụng đạt đến một mức nào đó, có thể ngăn cản cá nhân khác khỏi việc sử dụng tài sản đó. Đây cũng không phải là một loại hàng hoá miễn phí.
  • Ví dụ: Rạp chiếu phim có sức chứa nhận định, nếu con số đó đạt giới hạn, rạp sẽ không thể nhận thêm khách hàng. Tương tự là sân vận động, bãi đỗ xe private…

Common good (hàng hoá thông thường):

  • Là hàng hóa có tính cạnh tranh nhưng không thể loại trừ. Bất kì ai cũng có quyền tiếp cận các tài nguyên này nhưng có một sự cạnh tranh cố hữu khi thu thập chúng do khả năng sử dụng quá mức hoặc tắc nghẽn.
  • Ví dụ: Cá trong ao, hoa quả mọc trong vườn, bãi đỗ xe công cộng…

Public good (hàng hoá công cộng):

  • Là từ để chỉ các loại hàng hoá mang đặc tính vừa không thể loại trừ và vừa không thể cạnh tranh (trái ngược với private goods).
  • Vì vậy, một cá nhân không thể loại trừ cá nhân khác khỏi việc sử dụng, và việc sử dụng của một cá nhân không ảnh hưởng tới tính khả dụng của cá nhân khác. Pulic goods cũng có thể được sử dụng đồng thời bởi nhiều người.
  • Ví dụ: Bầu không khí trong lành, các chương trình giáo dục miễn phí (podcast, youtube…), an ninh công cộng, cơ sở hạ tầng (đường xá, cầu cống…).

Trong nền kinh tế truyền thống, các loại public good được cung cấp và quản lý bởi chính phủ và được tài trợ tiền hoạt động từ thuế. Tương tự như vậy, public good trong thế giới công nghệ kĩ thuật cũng đóng vai trò quan trọng không thể thiếu để thúc đẩy sự phát triển.

Public good ở trường hợp này là các phần mềm open-source và các giao thức mở, tất cả đều miễn phí và bất kì ai cũng có thể xây dựng trên các nền tảng đó. Nổi bật là các giao thức như https, ngôn ngữ lập trình Python, hệ điều hành Linux…

Ethereum cũng là một loại public good đáng chú ý, mặc dù mạng lưới liên tục trả phần thưởng cho validator và giá trị của ETH có thể tăng dần theo thời gian, tuy nhiên, Ethereum không có bất kì cơ chế nào để trả tiền cho các nhà phát triển làm việc trên đó. Tất nhiên, Ethereum cũng là blockchain hoàn toàn open-source.

Khác với thị trường truyền thống, public good ở thế giới công nghệ không được quản lí bởi chính phủ và cũng không được tài trợ bởi tiền thuế. Điều này vừa có mặt lợi khi thực sự là public good cho người dùng toàn cầu và cũng có mặt bất lợi là sẽ phức tạp hơn trong việc duy trì vì không có tiền tài trợ.

Gitcoin là dự án nhận ra tầm quan trọng của public good, đây cũng chính là mục đích hoạt động của dự án: tạo ra incentive, khuyến khích developer làm ra các sản phẩm open-source có giá trị cho cộng đồng. Bên cạnh đó, Gitcoin cũng là nền tảng trung gian kết nối các developer.

Các kênh thông tin của chúng tôi

Disclaimer: Thông tin trong bài viết không phải là lời khuyên đầu tư từ Coin98 Insights. Hoạt động đầu tư tiền mã hóa chưa được pháp luật một số nước công nhận và bảo vệ. Các loại tiền số luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *