Báo cáo thị trường M&A Crypto nửa đầu năm 2022

AdminTháng bảy 31, 2022
67 lượt xem
Bài viết sẽ cung cấp những thông tin tổng hợp và phân tích chuyên sâu về thị trường crypto M&A trong nửa đầu năm 2022 (H1 2022).

Báo cáo sẽ sử dụng nguồn dữ liệu được thu thập từ Dovemetrics cùng với một vài nguồn thông tin khác để thực hiện phân tích và đưa ra Insights về thị trường M&A trong nửa đầu năm 2020 (H1 2022).

Kiến thức trọng tâm:

  • Có tổng cộng 63 thương vụ M&A được ghi nhận kể từ đầu năm.
  • Animoca Brands là công ty thực hiện nhiều thương vụ mua lại nhất với 6 thương vụ, kế tiếp là FTX với con số 4.
  • Các thương vụ có tần suất xuất hiện cao hơn vào tháng 1 (với 15 deals được ghi nhận).
  • Số lượng M&A được ghi nhận trong H1 2022 cao hơn 50% so với H2 2021 và gần gấp đôi so với H1 2021.
  • ~18.2 tỷ USD là tổng giá trị được ghi nhận từ các thương vụ M&A, tuy nhiên đây vẫn chưa phải con số chính xác hầu hết các công ty không công bố thông tin về số tiền họ đã sử dụng để thực hiện sáp nhập.

Tổng quan thị trường M&A crypto trong H1 2022

Nửa đầu năm 2022 ghi nhận 63 thương vụ M&A (theo Dovemetrics). Trong đó, CEX, GameFi và NFT chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể, trong số 63 thương vụ được ghi nhận, có 11 thương vụ thuộc category CEX, 14 thương vụ thuộc các dự án NFT và 11 thương vụ có liên quan tới GameFi.

Số lượng các công ty mua bán và sáp nhập trong tháng 1 được ghi nhận cao nhất trong H1 2022 với 15 thương vụ. Bên cạnh đó, mặc dù giá BTC có xu hướng giảm từ đầu năm nhưng không gây ảnh hưởng tiêu cực tới xu hướng M&A của các tổ chức.

Về tốc độ tăng trưởng theo số lượng, từ năm 2018 – 2021, tốc độ tăng trưởng đạt trung bình 42.04%. Trong năm 2022, chỉ tính riêng nửa đầu năm thì số lượng các thương vụ đã lớn hơn trong cả năm 2021.

Đây là một dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng về tiềm lực tài chính của các tổ chức trên thị trường crypto. Bên cạnh đó cũng là sự mở rộng adoption vì trên thực tế các thống kê của Dove Metrics tính cả các bên có ảnh hưởng không trực tiếp hoặc chỉ liên quan khá ít tới crypto.

CEX và NFT/GameFi là hai category với nhiều điểm đáng chú ý. Hai mảng này chiếm lần lượt 22.2% và 17.5% trên tổng số lượng các thương vụ.

Xu hướng M&A đối với các sàn giao dịch tập trung (CEX)

Thường trên thị trường M&A, các thương vụ M&A sẽ được thực hiện bởi các sàn giao dịch tập trung (CEX). Đây là các công ty với nguồn lực tài chính lớn và mô hình kinh doanh truyền thống do đó việc mua lại các công ty khác sẽ thường diễn ra với nhóm này.

Một vài cái tên nổi bật có thể kể tới như FTX, Blockchain.com, Gemini, Coinbase, … đều là những sàn giao dịch hàng đầu trên thị trường.

Binance

Trong nửa đầu năm 2022, Binance

 không thực hiện một thương vụ M&A nào. Tuy vậy, trước đó họ đã thực hiện 7 thương vụ M&A với những cái tên nổi bật như Trust Wallet, WazirX, Coinmarketcap, Swipe.io, …

Các thương vụ này đều được thực hiện vào khoảng thời gian thị trường không diễn biến tích cực, giá cả đi ngang ở những vùng thấp.

Điều này chứng tỏ rằng:

  • Binance đã tận dụng những thời điểm thị trường không tích cực để có thể mua vào những công ty với mức giá tốt.
  • Binance cũng là một công ty có khả năng điều tiết tốt dòng tiền để có thể thực hiện các thương vụ M&A với giá trị lớn.
  • Ngoài phát triển các sản phẩm centralized, Binance cũng rất quan tâm tới tính minh bạch của thị trường crypto thông qua các thương vụ mua lại các công ty về dữ liệu hay ví non-custodial.

FTX 

FTX trong nửa đầu năm 2022 đã thực hiện tổng cộng 4 thương vụ mua lại và 3 trong số đó là các sàn CEX (Embed Financial, Bitvo và Liquid), cụ thể:

  • Embed Financial: Một công ty cung cấp dịch vụ mua bán cổ phiếu.
  • Bitvo: Sàn giao dịch crypto tại Canada.
  • Liquid Group: Một hệ thống nhiều công ty có liên quan tới dịch vụ giao dịch crypto tại thị trường Nhật Bản.

Với việc mua lại các sàn giao dịch với những lợi thế cạnh tranh khác nhau, FTX đang mở rộng doanh nghiệp của mình qua nhiều thị trường khác như Canada và Nhật Bản thậm chí là vươn tầm tới thị trường cổ phiếu.

Dường như bối cảnh thị trường không có sự tăng trưởng là cơ hội tốt để FTX, với nguồn lực tài chính dồi dào, thực hiện các thương vụ mua lại vì lúc này họ có thể đàm phán với một mức giá thấp hơn so với giai đoạn trước.

Do vậy, nhiều khả năng trong H2 2022 Sam Bankman-Fried cùng với FTX sẽ tiếp tục gia tăng số lượng các thương vụ mua lại các công ty khác.

Gemini

Gemini trong tháng 1 đã mua lại Omniex, nâng tổng số lượng công ty mà sàn giao dịch này đã mua lại từ trước tới nay lên con số 4:

  • Omniex: Một nền tảng giao dịch crypto cung cấp nhiều tính năng và giải pháp cho các nhà đầu tư tổ chức.
  • Shard X: Thương vụ mua lại nhằm cải thiện tốc độ xử lý giao dịch và tăng hiệu suất sử dụng của tài sản cho khách hàng.
  • Nifty Gateway: Một nền tảng cho phép người dùng sử dụng thẻ tín dụng và ghi nợ để mua bán NFT.
  • Blockrize: Một công ty cung cấp thẻ tín dụng đối với tài sản crypto.

Khi Gemini mua lại nhiều dự án và công ty mới, họ đang mở rộng dịch vụ của mình để phục vụ khách hàng tốt hơn bằng cách cải tiến công nghệ giao dịch, tăng khả năng tiếp cận của khách hàng với NFT và tài sản tiền điện tử từ thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ.

Các kênh thông tin của chúng tôi

Disclaimer: Thông tin trong bài viết không phải là lời khuyên đầu tư từ Coin98 Insights. Hoạt động đầu tư tiền mã hóa chưa được pháp luật một số nước công nhận và bảo vệ. Các loại tiền số luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *